Triển khai tối ưu hóa công cụ tìm kiếm với Audit (SEO Audit) cho website là vô cùng quan trọng bởi có rất nhiều lý do. Dưới đây SEO NAM NGUYỄN sẽ hướng dẫn cách triển khai SEO Audit và danh sách chi tiết các bước thực hiện để đảm bảo xử lý triệt để cho mọi website.
Xem thêm: 4 sai lầm cần tránh khi Audit website
SEO Audit là gì?
Trước khi đi vào chi tiết về cách thực hiện SEO Audit thì chúng ta phải hiểu rõ nó là gì và kết quả sẽ được gì sau khi Audit website.
Ở SEO Nam Nguyễn sẽ kiểm tra website dựa trên 1 danh sách các bước cần phải thực hiện, sau đó đưa ra những lỗi cần phải khắc phục và cần phải thay đổi như thế nào để đảm bảo website thân thiện nhất với các công cụ tìm kiếm từ đó cải thiện thứ hạng cũng như lưu lượng truy cập vào website.
Có rất nhiều công cụ hỗ trợ SEO có thể sử dụng để SEO Audit cho một website, nhưng tốt hơn hết bạn nên thực hiện bằng các bước Audit sẽ được chia sẽ dưới đây hoặc thuê dịch vụ SEO Audit website để thực hiện công việc cho bạn.
Xem thêm: 5 vấn đề kỹ thuật trong SEO Audit
Những kết quả từ SEO Audit?
Chúng ta sẽ đạt được 3 mục tiêu từ SEO Audit:
- Mô tả trạng thái hiện tại của website – Đây là phân tích chi tiết của website sẽ hoạt động như thế nào trong SERPs, social media, số lượng internal link hay backlink và bất kỳ thông tin nào khác liên quan đến trạng thái hiện tại của website.
- Một danh sách các lỗi của của website và đưa ra phương án xử lý các lỗi này.
- Một báo cáo mô tả một chiến lược Digital Marketing hoàn chỉnh để tận dụng tất cả các nguồn truy cập, cơ hội trên Internet và không chỉ SEO.
Tại sao phải SEO Audit Website một cách thường xuyên
Mọi thứ thay đổi rất nhanh chóng trong ngành SEO và những gì đang hôm nay được coi là tốt nhưng tháng sau có thể không còn tốt nữa. Do vậy website cần phải được SEO Audit thường xuyên (ít nhất 2 lần mỗi năm) để đảm bảo website thân thiện với những yếu tố xếp hạng mới nhất.
Thực hiện SEO Audit như thế nào?
Sau khi trải qua rất nhiều nghiên cứu, thử nghiệm và trải nghiệm về dịch vụ SEO Audit cho website thì SEO Nam Nguyễn có thống kê 1 danh sách bao gồm tới 60 vấn đề cần phải kiểm tra thường xuyên.
Danh sách này được chia làm 5 phần: SEO Onpage, công cụ hỗ trợ kiểm soát website, SEO Offpage, Social Media, quảng bá website.
Xem thêm bộ 3 Audit:
- Làm thế nào để thực hiện SEO Audit – #1: Content SEO & UX
- Làm thế nào để thực hiện SEO Audit – #2: General SEO
- Làm thế nào để thực hiện SEO Audit – #3: site speed
Danh sách các bước cần kiểm tra trong SEO Onpage
SEO Onpage là phần quan trọng nhất trong danh sách kiểm tra SEO Audit. Trong thực tế, đa phần các vấn đề của SEO Audit cũng đều xảy ra ở vấn đề này. Và để kiểm tra website có được tối ưu hóa với các công cụ tìm kiếm hay không thì cần phải kiểm tra các vấn đề sau đây:
Tiêu đề và mô tả – Title và description phải là duy nhất cho mỗi trang và có số kí tự nằm giới hạn qui định. Ngoài ra title và description cần phải được tối ưu với người đọc để tăng kích thích từ đó tăng được chỉ số CTR.
Cấu trúc URL – Bạn cần phải tìm hiểu Friendly Url là gì? Cách tạo URL thân thiện với SEO. Sau đó là kiểm tra mỗi URL phải là đại diện cho 1 trang duy nhất và có được định dạng đúng hay không. Ví dụ:
Đây là URL không được tối ưu hóa: https://seonamnguyen.com/123578.html
Đây là một URL thân thiện: https://seonamnguyen.com/url-la-gi.html
URL được tối ưu trong SEO là phải bao gồm có từ khóa, sử dụng dấu gạch nối (‘-‘) để tách các từ khóa, mỗi trang là 1 URL duy nhất và ít hơn 255 ký tự (bao gồm cả domain).
Định dạng văn bản – Đảm bảo rằng bạn không chỉ có văn bản thuần túy trong các trang của mình. Mọi văn bản phải được định dạng đúng bằng H1 (cho tiêu đề chính) và H2 –> H6 (cho các tiêu đề phụ), in đậm và in nghiêng cho các phần quan trọng, …
Nội dung – Viết nội dung chuẩn SEO và độc nhất cho website. Sử dụng copyscape để kiểm tra tất cả các trang của bạn để tìm kiếm tính độc đáo và nếu tìm thấy nội dung trùng lặp thì cần phải có phương án xử lý sớm để tránh trùng lặp.
Sử dụng Google Analytics để tìm các trang phổ biến nhất (bao gồm Landing Page và các trang nhiều lượt truy cập nhất) và đảm bảo rằng các trang này có nội dung chất lượng cao (không có lỗi chính tả và ngữ pháp, được định dạng đúng, được quảng cáo đúng cách trên phương tiện truyền thông xã hội, v.v.).
Nếu có các trang khác đang bị thin content hoặc trùng lặp nội dung thì phải sử dụng Redirect 301 để hợp nhất các trang lại.
Nếu nội dung của bạn cũ hoặc lỗi thời, hãy tạo một kế hoạch xuất bản và đảm bảo rằng website luôn được cập nhật thường xuyên.
Bạn không phải đăng bài mỗi ngày nhưng bạn cần phải duy trì lịch trình đăng bài ổn định.
Liên kết internal – Liên kết các bài viết lại với nhau rất hữu ích cho cả công cụ tìm kiếm và người dùng.
Kiểm tra và đảm bảo rằng bạn đang thực sự liên kết các trang có liên quan với nhau bằng cách tính đến 4 yếu tố sau:
- Rằng bạn không chỉ sử dụng Anchor text cho các liên kết nội bộ mà còn phải sử dụng cả full title và anchor text không chứa từ khóa.
- Các trang bạn muốn xếp hạng cao hơn trên bảng tìm kiếm thì phải có số lượng liên kết nội bộ lớn hơn.
- Các trang bạn muốn xếp hạng cao thì cần phải có liên kết từ trang chủ của bạn.
- Số lượng 2 – 10 liên kết nội bộ trên mỗi bài viết.
Hình ảnh – Hình ảnh hữu ích khi làm cho website dễ đọc hơn và hấp dẫn hơn với social media (đặc biệt là Pinterest) nhưng hình ảnh cũng ảnh hưởng tới SEO khi có quá nhiều hình ảnh chúng sẽ làm tăng thời gian tải trang.
Nói chung, bạn cần phải kiểm tra yếu tố liên quan tới hình ảnh:
- Tên file mô tả về hình ảnh. Bạn có thể sử dụng các từ khóa trong tên file nhưng đừng lạm dụng nó.
- Tất cả các hình ảnh đều có thẻ ALT.
- Tất cả các hình ảnh được nén để giảm thiểu kích thước.
Broken Links – liên kết bị hỏng – Liên kết bị hỏng không tốt cho trải nghiệm người dùng và do đó cũng không tốt cho SEO. Có 2 cách để kiểm tra các liên kết bị hỏng:
- Sử dụng các công cụ hỗ trợ SEO để kiểm tra các liên kết, và tốt hơn hết nên sử dụng những công cụ trả phí để nhanh chóng có những kết quả tốt nhất.
- Sử dụng báo cáo ‘Lỗi thu thập dữ liệu’ trong Google Search Console để tìm các liên kết bị hỏng của website.
Sử dụng quảng cáo kiếm tiền ngay trong màn hình đầu tiên – Cách đây vài năm, Google bắt đầu xử phạt các website đang có quá nhiều banner click quảng cáo ngay màn hình đầu tiên.
Mặc dù Google định nghĩa chính xác câu nói ‘quá nhiều quảng cáo’, nhưng chúng ta có thể sử dụng Adsense để biết rõ những tiêu chí được phép và không được phép theo qui định của Google.
Thân thiện với người dùng – rất khó để đánh giá website như thế nào là thân thiện với người dùng, vì điều này phụ thuộc vào website và cách thiết kế trang web, có một số kiểm tra bạn có thể thực hiện:
- Điều gì xảy ra khi người dùng nhập sai url? Trang 404 có thân thiện không?
- Người dùng có thể dễ tìm thấy những thông tin họ muốn chỉ trong 3 lần nhấp chuột không?
- Liệu có một menu chính được xác định rõ ràng?
- Bạn có thể phân biệt giữa nội dung website và quảng cáo không?
- Nó có giao diện đồng nhất trên tất cả các trang không?
- Liệu nó có một sitemap cho người dùng?
Tốc độ tải trang – việc xử lý tốc độ trang của website có thể nói đó là một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất đối với những người không rành về code.
Và nó cũng là một trong những yếu tố SEO quan trọng nhất và phải được giải quyết thành công. Có nhiều nghiên cứu cho thấy tốc độ tải trang ảnh hưởng đến cả thứ hạng của bạn và tỷ lệ chuyển đổi của bạn (xem thêm ROI là gì?).
Website cần phải tải nhanh và tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh. Các công cụ của Google có thể cung cấp cho bạn các đề xuất về tốc độ trang nhưng nói chung những gì bạn có thể làm là như sau:
- Nén hình ảnh hoặc sử dụng CDN
- Giảm Sprites và tạo Cache.
- Giảm bớt CSS và HTML của bạn để làm cho kích thước của chúng nhỏ hơn
- Sử dụng plugin nén hoặc tăng tôc độ
- Xóa JavaScript không cần thiết.
Nếu các bước trên gây khó khăn cho bạn, thì tốt nhất bạn nên thuê một đơn vị dịch vụ SEO để có thể tối ưu giúp bạn tốc độ tải trang của website. Bạn cần phải xử lý triệt để nếu bạn muốn cải thiện thứ hạng của bạn.
Cấu trúc dữ liệu website – Bất kể loại website nào, có một số yếu tố phổ biến cho tất cả, cần thiết cho mục đích SEO và trải nghiệm người dùng tốt. Những gì SEO Nam Nguyễn thường kiểm tra là như sau:
- Website có cấu trúc nội dung rõ ràng không? Nội dung có được nhóm thành các danh mục và trang có liên quan không?
- Website có trang liên hệ, trang giới thiệu, chính sách bảo mật,… hay không?
Website control checklist
Bạn có đang sử dụng tất cả các công cụ cần thiết để kiểm soát website không? Bạn đã đăng ký website của mình với công cụ quản trị trang web của Google chưa, có thể các công cụ tìm kiếm truy cập website có gặp bất kỳ sự cố nào không?
Bạn có biết cách theo dõi các báo cáo phân tích không? Đây là một số câu hỏi bắt buộc phải trả lời trong phần này.
Kiểm soát website được cố tình đặt sau SEO Onpage và trước các phần khác (SEO offpage, social media và quảng bá) vì nếu chúng ta không biết thông tin cơ bản của website (bao gồm cả trạng thái hiện tại và các vấn đề tiềm ẩn), bạn không thể thành công chuyển sang các bước tiếp theo.
Vì vậy, nếu bạn phát hiện ra rằng có chỗ cho cải tiến trong phần này thì tôi khuyên bạn nên ưu tiên cao trong kế hoạch triển khai của bạn.
Audit về social media
Trong lĩnh vực Digital Marketing thì có thể nói chúng ta sẽ không sống nổi nếu thiếu Social Media. Nếu chúng ta bỏ qua Social Media và chỉ tập trung vào tối ưu công cụ tìm kiếm như Google, Bing thì luôn có nhiều rủi ro tiềm ẩn.
Để kinh doanh Online thành công thì phải phân biệt lưu lượng truy cập, nguồn truy cập và sự phụ thuộc vào 1 nguồn truy cập (Google) không phải là con đường để đi.
Và quan trọng hơn hết Social Media có liên quan tới SEO Audit như thế nào?
Trả lời rất đơn giản: Mạng xã hội (social media) đã trở thành một phần quan trọng của tối ưu hóa SEO. Tất cả các công cụ tìm kiếm đang dùng mạng xã hội như là một trong những yếu tố lớn nhất ảnh hưởng đến thứ hạng trong công cụ tìm kiếm. Là một marketer, bạn không thể bỏ qua bối cảnh mạng xã hội trong chiến lược SEO tổng thể của mình.
SEO không bị lỗi thời và mạng xã hội cũng sẽ không thay thế SEO. SEO sẽ luôn luôn hiện diện xung quanh chúng ta nhưng mạng xã hội lại có tác động to lớn đến thứ hạng công cụ tìm kiếm trong những năm gần đây.
Về cơ bản những gì bạn phải kiểm tra trong phần này là là website cần phải có những nút chia sẻ mạng xã hội quan trọng (Facebook, Twitter, Google+ và Pinterest).
Danh sách Audit SEO Offpage
SEO Offpage là quan trọng nhưng nếu bạn không cẩn thận cách triển khai và nếu bạn không biết chính xác những gì bạn đang làm thì thuật toán Google luôn rình rập và làm thịt website.
Phân tích các backlink – Tìm ra website nào đang liên kết về website của bạn
Để phân tích các backlink trỏ về website thì tốt nhất nên sử dụng các công cụ như Ahrefs, SEMRUSH,… hoặc sử dụng báo cáo ‘Liên kết tới trang web của bạn’ từ công cụ Google Search Console.
Khi có đầy đủ các thông tin của backlink trỏ về website thì cần phải có những câu trả lời sau:
- Có bao nhiêu Refer Domain đang liên kết về website?
- Những domain nào là uy tín chất lượng?
- Có bao nhiêu liên kết trỏ đến trang chủ của bạn và có bao nhiêu liên kết đến các trang khác?
- Trang nào đang có nhiều liên kết đến nhất?
- Tỷ lệ phần trăm của các anchor text là như thế nào?
Tùy thuộc vào câu trả lời, chúng ta sẽ phải có những phương án khắc phục cho từng vấn đề cụ thể.
Không giống như SEO Onpage, SEO Offpage không phải là một nhiệm vụ đơn giản và đó là lý do tại sao chúng ta cần phải biết chính xác những gì đang làm.
Quảng bá website
Phần cuối cùng của SEO Audit là không liên quan nhiều tới SEO và có nhiều liên quan tới lĩnh vực tiếp thị trên Internet.
Chúng ta cần phải tìm kiếm bức tranh lớn và cách để có thể quảng bá website của mình trên Internet (nói chung) và không chỉ trên các công cụ tìm kiếm.
Một đơn vị SEO Audit chuyên nghiệp luôn tìm kiếm những vấn đề còn thiếu của website, tìm kiếm khách hàng tiềm năng và từ đó đưa ra kế hoạch để thu hút được người đọc và khách hàng tiềm năng tốt hơn.
Danh sách các bước triển khai SEO Audit (Cập nhật 2019)
CHECKLIST SEO ON-SITE
- Tiêu đề là duy nhất cho mỗi trang?
- Độ dài tiêu đề là từ 50 – 65 ký tự?
- Thẻ mô tả có từ 150-160 ký tự?
- Thẻ mô tả không được nhồi nhét từ khóa?
- URL là thân thiện với SEO?
- Tiêu đề H1 là đại diện cho thẻ title?
- Sử dụng H2 và H3 cho các tiêu đề phụ
- Các đoạn văn nhỏ và chữ đậm, in nghiêng
- Có một logo cho website không?
- Có một favicon?
- Nội dung trên website mới mẻ?
- Độ dài nội dung?
- Nội dung được tối ưu hóa cho các đoạn trích nổi bật?
- Liên kết nội bộ – Bạn có liên kết các trang khác với nhau không?
- Liên kết nội bộ – Sử dụng anchor text (nó có khác nhau không?)
- Đang cố gắng xếp hạng cho các từ khóa cạnh tranh cao?
- Có thẻ ALT cho tất cả hình ảnh không?
- Tên file hình ảnh có mang tính mô tả không?
- Kích thước tệp hình ảnh được tối ưu hóa?
- Nhận xét trên blog có thẻ ‘nofollow’?
- Các liên kết ra bên ngoài có thẻ ‘nofollow’ (nếu không phải từ các trang web đáng tin cậy)?
- Quảng cáo có thẻ ‘nofollow’?
- Các trang trùng lặp hoặc thin content có đặt noindex?
- Quá nhiều quảng cáo trong màn hình đầu tiên?
- Đã kiểm tra việc sử dụng chuyển hướng 301 và 302 không hợp lệ?
- Website có thực hiện thẻ rel = canonical để xác định nội dung gốc?
- Website đã kiểm tra các liên kết bị hỏng?
- Tốc độ trang: Thời gian trung bình để tải trang chủ?
- Tốc độ trang: Thời gian trung bình để tải các trang khác?
- Các trang quan trọng nhất được liên kết đến từ trang chủ?
- Các trang quan trọng nhất được liên kết đến từ Sidebar?
- Có một sitemap người dùng (html) trong menu chính không?
- Có phần ‘bài đăng có liên quan’ bên dưới mỗi trang không?
- Có trang Giới thiệu, Liên hệ và Chính sách bảo mật không?
- Có trang 404 tùy chỉnh không?
KIỂM SOÁT WEBSITE
- Website có được đăng kí với Google Search Console hay không?
- Đã kiểm tra robots.txt?
- Có một Sitemap XML hợp lệ không?
- Website đã được đăng ký với Google Analytics chưa?
KIỂM TRA SOCIAL MEDIA
- Nút chia sẻ social có ở các bài viết không?
- Có trang doanh nghiệp trên Facebook không?
- Có trang doanh nghiệp trên Google+ không?
- Có trang doanh nghiệp trên Pinterest không?
- Có tài khoản twitter không?
- Các tài khoản social có được tối ưu với SEO không?
- Facebook Like box?
- Google+ Thêm vào vòng kết nối?
- Đăng ký bản tin và RSS?
CHECKLIST SEO OFFPAGE
- Số lượng và loại liên kết?
- Cơ hội để có được các liên kết mới?
- Phân tích đối thủ cạnh tranh
QUẢNG BÁ WEBSITE
- Website có phiên bản thân thiện với thiết bị di động không?
- Website có được liệt kê trong Cửa hàng Chrome trực tuyến không?
- Có ứng dụng Android gốc trong Google Play không?
- Có ứng dụng amazon gốc trong Amazon Store không?
- Website có kênh YouTube không?