Trong bảng tuần hoàn các yếu tố chất lượng trong SEO, yếu tố SEO Onpage luôn là một trong những yếu quan trọng nhất, là tiền đề để thành công trong SEO. Ở bài viết này
Semantic search đã tạo ra rất nhiều vấn đề trong lĩnh vực SEO. Chúng ta đã nghe về Entity SEO, nội dung chuẩn SEO, tối ưu hóa các chủ đề và thậm chí hoàn toàn tách rời các chiến lược SEO cũ, như xây dựng liên kết và nhắm mục tiêu từ khoá, nhằm tạo ra những nội dung có liên quan và hữu ích nhất.
Chính xác “tối ưu hóa sự liên quan” là gì, bạn phải làm như thế nào? Bài viết này là sẽ giải đáp cho những thắc mắc của bạn.
Semantic search là gì?
Semantic search nhằm mục đích cải thiện độ chính xác của tìm kiếm bằng cách hiểu mục đích của người tìm kiếm, ngữ cảnh và mối quan hệ giữa các từ khoá để cung cấp kết quả tìm kiếm có liên quan hơn.
Tất cả bắt đầu từ thuật toán Hummingbird của Google vào năm 2013. Hummingbird sử dụng mục đích ngữ cảnh và mục đích tìm kiếm để cung cấp cho người tìm kiếm những trải nghiệm tốt nhất.
RankBrain (ra mắt vào tháng 10 năm 2015) là một phần của thuật toán Hummingbird của Google. Mục đích của nó là tương tự như của Hummingbird, nhưng cơ chế đằng sau nó là khác nhau. RankBrain là một hệ thống bao gồm hai thành phần: phần phân tích truy vấn và phần phân loại.
Trước đây, RankBrain cố gắng đưa ra các truy vấn tốt hơn bằng cách liên kết chúng với các truy vấn phổ biến để có thể cung cấp kết quả tìm kiếm tốt nhất. RankBrain phân tích các trang trong chỉ mục của Google và tìm kiếm các từ khoá cụ thể làm cho các trang đó phù hợp với truy vấn.
Các “từ khoá” như vậy được xác định bằng cách phân tích các kết quả tìm kiếm được đánh giá tốt nhất (theo số liệu về sự hài lòng của người dùng, chẳng hạn như tỷ lệ nhấp chuột của SERP, pogo-sticking, thời gian trên trang…) và tìm kiếm sự tương đồng giữa các trang này. Kết quả là các trang được coi là phản hồi tốt đối với truy vấn có thể thậm chí không chứa các từ chính xác từ khoá truy vấn nhưng vẫn có liên quan. Gần đây, Google đã nói rằng RankBrain “tham gia vào mọi truy vấn” và ảnh hưởng đến thứ hạng thực sự.
Có nhiều khía cạnh cần quan tâm nếu bạn muốn tìm kiếm ngữ nghĩa, từ việc chọn những gì cần tập trung các trang của bạn để nghiên cứu các từ khóa và chủ đề và cải thiện sự liên quan. Chúng ta bắt đầu tìm hiểu trọng tâm của SEO Onpage 2017: Làm thế nào để tối ưu hoá Rankbrain và semantic search.
1. Trọng tâm của trang: từ khoá và chủ đề
Câu hỏi đầu tiên mà bạn nên đặt ra khi nghĩ đến việc nắm bắt SEO theo ngữ nghĩa là: Làm thế nào để tôi xây dựng nội dung? Tôi có nên tạo các trang xung quanh các từ khoá riêng lẻ (cách a), hoặc tập trung vào các chủ đề rộng và bao gồm các chủ đề cụ thể (cách b)?
Từ quan điểm của SEO, đây là hai cách tiếp cận để tạo ra nội dung ngày nay: (a) là cách mà bạn có thể quen với kiến thức cũ, và (b) cách tiếp cận kiến thức mới ngày càng phổ biến với sự gia tăng của tìm kiếm ngữ nghĩa.
Để xem các cách tiếp cận này có hiệu quả như thế nào, ví dụ bạn đang có một website bán bếp gas hồng ngoại và bạn đang tìm kiếm để viết một loạt các bài viết để trả lời câu hỏi của đối tượng khách hàng của bạn. Bạn đã nghiên cứu các câu hỏi này, và thường là các câu hỏi như thế này:
- Bếp gas hồng ngoại hãng nào tốt?
- Đổi bếp gas cũ lấy bếp gas mới?
- Đại lý bán bếp gas hồng ngoại?
- Bếp gas âm hồng ngoại
- Bếp gas dương hồng ngoại
- Địa điểm đổi bếp gas cũ lấy bếp gas mới?
- Thương hiệu bếp gas tốt nhất hiện nay
- Ưu điểm của bếp gas hồng ngoại
Nếu bạn đã áp dụng phương pháp tiếp cận theo kiến thức cũ, bạn phải tạo ra nhiều trang để trả lời cho các truy vấn trên. Và năm 2017, loại nội dung này sẽ không bao giờ được coi là toàn diện, đặc biệt là trong các lĩnh vực cạnh tranh. Có nhiều khả năng hơn, bạn sẽ bị đánh bại bởi các đối thủ cạnh tranh cung cấp câu trả lời toàn diện hơn.
Cách tiếp cận dựa vào chủ đề mới, có nghĩa là tạo một trang bao gồm tất cả các chủ đề này, ví dụ như “Hướng dẫn mua bếp gas hồng ngoại“. Ý tưởng cơ bản đằng sau phương pháp tiếp cận mới là bạn không nên lo lắng về các từ khoá – thay vào đó, bạn nên xây dựng một nguồn tài nguyên toàn diện, nguyên bản, chất lượng cao và Google sẽ tìm ra phần còn lại.
Bạn thấy đấy, “hướng dẫn” của bạn có thể xếp hạng cho các cụm từ chung chung hơn như “cách chọn mua bếp gas hồng ngoại“. Đây là loại thuật ngữ rộng mà người tìm kiếm thường tìm kiếm theo suy nghĩ của họ
Như vậy, cách tốt nhất để xây dựng nội dung là tập trung nó xung quanh mục đích tìm kiếm. Với ví dụ về các từ khoá bếp gas hồng ngoại ở trên, bạn chỉ nên tập trung vào 3-4 bài viết riêng biệt thay vì là 8 bài viết đơn lẻ.
2. Relevance 1.0
Bây giờ chúng ta đã phân tích được từ khoá để hiểu ý định của người tìm kiếm và tạo ra nội dung phù hợp với nó, đây là thời gian để chuyển sang vai trò của nghiên cứu từ khóa và nhắm mục tiêu trong semantic SEO.
Điều đầu tiên Google thực hiện khi nhận được một truy vấn là đi qua chỉ mục của nó để tìm các trang phù hợp với nó, có thể sử dụng thuật toán TF-IDF. Quá trình này không phải lúc nào cũng đơn giản: truy vấn có thể phải trải qua một số sàng lọc trước khi Google truy xuất các kết quả tìm kiếm có thể từ chỉ mục và những kết quả này có thể được lọc thêm theo các tín hiệu chất lượng và phù hợp khác nhau … Và trong năm 2017, bạn có thể xếp hạng trong Google cho một từ khoá thậm chí không được đề cập trên trang của bạn, nó chỉ có ý nghĩa nếu bạn muốn có những thứ một cách bất hợp lý.
Sử dụng từ khoá trong nội dung của bạn sẽ giúp cho các công cụ tìm kiếm biết rằng trang của bạn có liên quan đến lĩnh vực đó. Nói cách khác, nó làm tăng đáng kể cơ hội xếp hạng cho truy vấn. Đây là một minh hoạ từ bài trình bày của SMX West năm ngoái bởi Paul Haahr:
Đối với một số bằng chứng thực tế cho thấy nhắm mục tiêu theo từ khoá vẫn còn vấn đề lớn thời gian, hãy xem hai SERPs:
“Aglaonema” và “Chinese evergreen” là hai từ đồng nghĩa – cùng tên 1 loại cây. Tuy nhiên, hai SERP rất khác nhau được trả lại cho hai truy vấn này. Trong 2 kết quả này có wiki có cùng 1 kết quả, như vậy nó chỉ xuất hiện trên các trang đề cập đến cả hai từ trong nội dung của chúng.
Trong thời đại tìm kiếm ngữ nghĩa, nghiên cứu từ khóa có thể đã trở nên đơn giản hơn, nhưng không kém phần quan trọng. Hai nguồn ít được sử dụng thường xuyên nhưng sẽ gợi ý ý tưởng từ khóa tốt nhất, đặc biệt là trong ngữ cảnh tìm kiếm ngữ nghĩa, đó là Google Autocomplete và Google Related Searches. Bạn sẽ tìm thấy chúng cả trong module Keyword Research trong Rank Tracker.
1) Mở Rank Tracker và tạo project cho site của bạn.
2) Tới module Keyword Research và click Suggest Keywords.
3) Chọn Google Autocomplete hoặc Google Related Searches trong danh sách nghiên cứu từ khoá từ công cụ.
4) Nhập các từ khoá dựa vào nghiên cứu của bạn, công cụ sẽ tìm kiếm và gợi ý cho bạn.
5) Kiểm tra các từ khoá và các nhóm từ khoá mà Rank Tracker đã tìm thấy, và chọn các từ khoá tốt nhất để nhắm mục tiêu. Và bạn có thể đưa các từ khoá này tới bảng theo dõi xếp hạng bằng cách nhấp vào Move to Target Keywords Module.
6) Trong bảng Target Keywords, bạn có thể phân tích thêm các thông số ví dụ như độ khó từ khoá và xây dựng keyword map của bạn bằng cách gán các từ khoá cho các trang cụ thể trên trang của bạn.
Bước tiếp theo là đảm bảo rằng những từ khóa quan trọng phải có trong cách Landing Page của bạn. Để tối ưu hơn, bạn có thể cần phải sử dụng WebSite Auditor.
1) Mở WebSite Auditor và tạo project cho website của bạn.
2) Sau khi công cụ thu thập thông tin thành công, tới module Content Analysis, tìm Landing Page đang muốn tối ưu, nhập keyword và enter.
3) Công cụ này sẽ phân tích trang của bạn và 10 đối thủ cạnh tranh xếp hạng trên trang 1 của bạn để xem nhắm mục tiêu theo từ khoá của bạn so sánh với đối thủ như thế nào. Khi phân tích kết thúc, bạn sẽ thấy điểm tối ưu hóa tổng thể (cho tất cả các từ khoá bạn đã chỉ định chung) ở góc trên cùng bên trái cùng với một danh sách các yếu tố trên trang cần sự chú ý của bạn (xử lý trạng thái Error và Warning ). Nếu các yếu tốt đang có vấn đề thì vào phần Competitors để tìm hiểu các yếu tố nào đang ảnh hưởng và tối ưu cho nó.
4) Bạn có thể thực hiện cập nhật thay đổi ngay trong công cụ WebSite Auditor, tới phần Content Editor. Và tại đây bạn sẽ chỉnh sửa lại nội dung Landing Page của bạn trong phần WYSIWYG editor hoặc HTML, cũng như có thể thay đổi title và description với Google Snippet Preview. Khi bạn thực hiện thay đổi, các yếu tố bên trái sẽ được cập nhật trong lúc bạn edit nội dung.
Khi bạn hoàn tất chỉnh sửa, chỉ cần nhấn nút lưu ở góc trên cùng bên phải để lưu lại và sau đó update lại nội dung Landing Page của bạn.
3. Meta-Relevance, Latent Semantic Indexing, và RankBrain
Khi Google xác định được các trang có kết quả phù hợp với truy vấn (Relevance 1.0). Nhưng làm thế nào để nó xác định những kết quả phù hợp với nhu cầu của người tìm kiếm và phù hợp các từ khoá?
LSI, hoặc Latent Semantic Indexing, là một công nghệ mà Google sử dụng để hiểu mối quan hệ giữa các từ, khái niệm, và các trang web. Bằng cách phân tích hàng tỷ trang web và các thuật ngữ được sử dụng trong chúng, Google sẽ biết các thuật ngữ nào có liên quan, những từ đó là từ đồng nghĩa và thường xuất hiện trong cùng ngữ cảnh. Điều này, cho phép các công cụ tìm kiếm đưa ra những kết quả tìm kiếm theo một bối cảnh cụ thể.
Với RankBrain, Google có thể đưa ra những kết quả quan trọng trong bối cảnh của một truy vấn nhất định.
Hãy tưởng tượng bạn đang viết một bài dịch vụ SEO website chuyên nghiệp – một viết mà bạn muốn xếp hạng cho từ khoá “dịch vụ SEO website giá rẻ tại Tp.HCM“. Rõ ràng, chỉ cần sử dụng từ khoá này trong nội dung của bạn. RankBrain có thể có một cách tốt hơn để biết kết quả tốt nhất cho truy vấn này như thế nào: vì nó nhìn vào nội dung của bạn, nó sẽ tìm ra rằng những kết quả tốt nhất có một vài điểm chung …
Hầu hết các đầu trang xếp hạng trang cho “dịch vụ SEO website chuyên nghiệp” đề cập đến cụm từ như “dịch vụ SEO giá rẻ”, “dịch vụ SEO uy tín”, “công ty dịch vụ SEO”,…
Vì vậy, trong một định nghĩa, cả RankBrain và LSI đều hướng tới việc xác định một trang có đề cập đến chủ đề này một cách cụ thể. Backlinko đã làm một nghiên cứu lớn để đo lường điều này. Trong đó, anh ta sử dụng MarketMuse để kiểm tra 1 triệu kết quả của Google để nghiên cứu về authority và thứ hạng. Đây là những gì họ tìm thấy:
Vì vậy, câu hỏi là: làm thế nào để bạn tìm ra các thuật ngữ và khái niệm liên quan mà bạn có thể sử dụng để cải thiện sự liên quan của trang của bạn và thứ hạng? Bạn có thể sử dụng công cụ WebSite Auditor và TF-IDF.
1) Mở công cụ WebSite Auditor và tạo project cho website của bạn.
2) Vào Content Analysis > TF-IDF, chọn một trang cần tối ưu, và nhập các keyword mục tiêu. Ứng dụng hiển thị kết quả tìm kiếm của Google và đưa ra 10 đối thủ cạnh tranh xếp hạng cho từ khoá của bạn, phân tích nội dung của từng đối thủ cạnh tranh và tính TF-IDF.
3) Bạn sẽ thấy một bảng phân tích chỉ số TF-IDF so với các đối thủ, được sắp xếp theo số trang có hiệu suất tốt nhất sử dụng chúng.
Cột Recommendation sẽ cho bạn đánh giá so với các đối thủ cạnh tranh:
- Add: nếu như bạn không sử dụng từ khoá cơ bản.
- Use more: nếu TF-IDF trên trang của bạn thấp hơn giá trị thấp nhất của đối thủ cạnh tranh
- Use less: nếu TF-IDF của từ khoá cao hơn của đối thủ cạnh tranh.
Dựa trên những gợi ý này và chỉnh sửa lại nội dung ngay trên chức năng Editor của WebSite Auditor.
4. Tạo Knowledge Graph.
Semantic search của Google được cung cấp bởi Knowledge Graph bằng nhiều cách. Knowledge Graph là 1 cơ sở kiến thức chứa hơn 570 triệu đối tượng và 18 tỷ sự kiện. Một khối lượng dữ liệu đáng kinh ngạc. Từ khi phát hành, công cụ tìm kiếm đã trải qua những thay đổi thực sự và khả năng hiểu được ý nghĩa của 2 từ khác nhau là rất ấn tượng.
Ảnh hưởng của Knowledge Graph vượt xa mọi mong đợi, có rất nhiều thương hiệu được hiển thị phía bên phải của công cụ tìm kiếm. Dữ liệu Knowledge Graph được sử dụng trong bảng xếp hạng tự nhiên, câu trả lời phong phú và các loại kết quả tìm kiếm cụ thể khác.
Trước khi chúng ta nghiên cứu làm thế nào để có được Knowledge Graph, trước tiên hãy kiểm tra xem một thực thể cho doanh nghiệp của bạn đã tồn tại hay không. Click vào Google’s Knowledge Graph Search API nhập tên hoặc thương hiệu của bạn vào Query, và chọn Execute.
Tiếp theo, hãy kiểm tra câu trả lời mà bạn nhận được. Nếu không tìm thấy thực thể, mảng itemListElement sẽ trống. Tuy nhiên, nếu có một thực thể Knowledge Graph cho thương hiệu của bạn, bạn sẽ thấy một cái gì đó như sau:
Nếu bạn tìm thấy một kết quả nhưng không hoàn toàn hài lòng với những gì bạn thấy, hãy vào Wikidata và sử dụng thanh tìm kiếm để tìm về thương hiệu của bạn. Tại đây, bạn có thể chỉnh sửa các chi tiết về doanh nghiệp của bạn, chẳng hạn như mô tả, website chính thức, …
Quá trình tham gia vào Knowledge Graph không đơn giản, nhưng đừng nản lòng nếu bạn chưa được. Làm theo các bước dưới đây sẽ tăng đáng kể cơ hội trở thành một thực thể:
1) Sử dụng schema markup for organizations trên website của bạn.
2) Sử dụng specific type of markup cho sản phẩm của bạn.
3) Tạo Wikidata nhập thông tin doanh nghiệp và sản phẩm của bạn.
4) Tạo một bài viết trên Wikipedia. Wikipedia là một trong những nguồn chính cung cấp cho Knowledge Graph. Bạn có thể tạo một trang Wikipedia cho thương hiệu của mình, nhưng thường là một ý tưởng tốt hơn để thuê một biên tập viên giàu kinh nghiệm. Hãy chắc chắn để bao gồm một liên kết đến Wikidata trong mục nhập của bạn.
5) Các tài khoản mạng xã hội của bạn phải được xác minh.
5. UX
Vai trò của tín hiệu người dùng trong SEO đang gây tranh cãi, và bài viết này không phải là nơi để tranh luận. Tuy nhiên, trong bối cảnh Semantic Search, điều quan trọng là phải hiểu được rằng sự đánh giá hợp lý nhất về tính hiệu quả của bất kỳ thành phần mới nào trong thứ hạng của Google (có thể là RankBrain, Hummingbird, LSI hoặc bất cứ điều gì khác) là sự hài lòng của người dùng. Sự hài lòng có thể được đo bằng các chỉ số như tỷ lệ nhấp chuột SERP, thời gian trên trang và tỷ lệ thoát. Có 2 cách để Google thu thập được số liệu này thông qua Search Quality Rating và những thử nghiệm thực tế trong tìm kiếm Google. Vấn đề thứ 2 thì đang kính ngạc hơn, Paul Haahr của Google có nói là khi làm việc với công cụ tìm kiếm bạn cần phải có những thử nghiệm.
Bây giờ, nếu bạn nghĩ về các chỉ số và các yếu tố mà chúng phụ thuộc vào … đó là chất lượng và sự toàn diện của nội dung của bạn, mà chúng ta đang thảo luận. Nhưng những yếu tố khác như: tốc độ trang, khả năng sử dụng, khả năng đọc và tính thân thiện với thiết bị di động cũng quan trọng. Hãy xem làm thế nào bạn có thể đảm bảo rằng các trang của bạn cung cấp trải nghiệm người dùng tốt nhất.
1) Kiểm tra tốc độ tải trang bằng công cụ WebSite Auditor. Mở project của website và tới phần Content Analysis. Click Add page, nhập URL bạn muốn kiểm tra, và keyword của trang. Chờ 1 lúc trang của bạn sẽ được phân tích on-page optimization cũng như technical SEO. Chuyển sang phần Technical factors và tới phần Page Speed (Desktop).
2) Kiểm tra tính thân thiện của mobile ngay dưới phần Page Speed trong WebSite Auditor, bạn sẽ thấy tính thân thiện mobile với Google, các yếu đạt chất lượng sẽ có màu xanh.
3) Theo dõi yếu tố trải nghiệm người dùng trên trang của bạn bằng Google Analytics, đặc biệt là Bounce Rate và Session Duration.
Không có nghi ngờ rằng các môi trường tìm kiếm đang thay đổi, nhưng điều quan trọng để nhận ra rằng những thay đổi này. Từ khoá vẫn còn quan trọng, nhưng cũng còn có nhiều vấn đề xung quanh: tính liên quan, toàn diện, và tính hữu dụng. Năm 2017, việc tối ưu hóa các Page của bạn tập trung vào người dùng không phải là công cụ tìm kiếm. Hãy tạo nội dung chất lượng cao và cung cấp trải nghiệm người dùng tốt nhất. Nhưng đừng quên thực hiện nghiên cứu từ khóa và phân tích đối thủ cạnh tranh để kết hợp các thuật ngữ có liên quan đến nội dung của bạn.
Tôi mong đợi suy nghĩ và câu hỏi của bạn trong các nhận xét. Semantic Search tác động như thế nào đến xếp hạng của bạn? Chiến thuật nào bạn đang sử dụng để thích ứng, và những chiến thuật nào bạn thấy có hiệu quả nhất? Hãy tham gia thảo luận cùng chúng tôi.